Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Tránh những sai lầm thường gặp khi sử dụng lò vi sóng

Lò vi sóng được sử dụng khá phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay nó đem lại sự thuận tiện cho rất nhiều chị em nội trợ giúp cho việc nội trợ nhanh chóng, đơn giản. Tuy nhiên có những sai lầm mà người nội trợ dễ mắc phải khi sử dụng lò vi sóng. Bạn đã biết chưa? Hãy tham khảo các lỗi thường gặp khi sử dụng lò vi sóng dưới đây nhé.

Không nên làm nóng thực phẩm trước khi cho vào lò vi sóng

Bởi vì làm như vậy tuy có thể rút ngắn thời gian nấu ăn cần thiết nhưng sẽ làm cho vi khuẩn không tiêu diệt hết còn lưu trú lại và phát triển, thậm chí ngay cả khi được lưu trữ trong tủ lạnh.

Khi thịt và gia cầm đã được rã đông trong lò vi sóng không được làm đông lạnh trở lại

Khi chế biến đồ ăn như thịt hoặc gia cầm bạn đã rã đông bằng lò vi sóng rồi mà không dùng hết thì không nên cho vào tủ lạnh làm đông trở lại vì khi thịt được rã đông thì nó đã được cũng cấp một nhiệt độ sưởi ấm. Trong nhiệt độ như vậy vi khuẩn đã có thể nhân rộng gây ảnh hưởng cho sức khỏe gia đình bạn. Mặc dù những vi khuẩn này có thể được ngăn chặn khi bị làm đông lạnh trở lại nhưng không có khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, thịt đã được rã đông trong lò vi sóng cần phải được chế biến và lưu giữ trong ngăn mát tủ lạnh sau đó nếu muốn.
tranh-nhung-sai-lam-thuong-gap-su-dung-lo-vi-song

Không để thức ăn thừa trong lò vi sóng quá lâu

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo, mọi người thường đặt thức ăn thừa trong lò vi sóng để làm tan hoặc làm nóng sau đó lại bỏ quên, không chỉ một vài phút mà cả một vài giờ. Thời gian này sẽ làm cho một số vi khuẩn còn sống sót nhanh chóng xâm nhập trở lại và sinh sôi trong điều kiện nhiệt ấm thuận lợi gây ngộ độc thực phẩm.
Hãy cẩn thận việc giải phóng các độc tố chứa trong nhựa ở nhiệt độ cao
1. Không sử dụng đồ nhựa thông thường trong lò vi sóng. Mặc dù không tan ra ở nhiệt độ cao nhưng khi cho vào lò vi sóng sẽ rất nóng. Những hộp nhựa ở nhiệt độ cao có thể phát tác các độc tố, gây ô nhiễm thực phẩm.
2. Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ cảnh báo bạn nên cẩn thận với những tấm giấy nhựa sử dụng trong nhà bếp, loại giấy này không nên cho vào lò vi sóng sẽ giải phóng độc tố. Năm 1987, người Anh đã thực hiện một thử nghiệm và tìm thấy một giấy nhựa sản sinh ra các hóa chất khi bị nung nóng trong lò vi sóng đã giải phóng DEHA và ngấm vào thực phẩm. DEHA liều cao có thể dẫn đến ung thư, kết quả này đã được ghi nhận trên chuột thí nghiệm.
Với những lưu ý trên hy vọng sẽ giúp bạn sử dụng lò vi sóng hiệu quả, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Dùng lò vi sóng để rang hạt bí giòn ngon

Hạt bí không chỉ là món ăn vặt trong những ngày tết, trong cưới hỏi mà hạt bí còn rất tốt cho sức khỏe. Hạt bí cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào cho cơ thể, tốt cho tuyến tiền liệt, giúp bảo vệ xương, chống viêm trong viêm khớp, Hạ cholesterol máu, hạn chế trầm cảm và bổ não. Với những công dụng tuyệt vời của hạt bí hãy cùng thực hiện món hạt bí rang giòn rất đơn giản với lò vi sóng nhé.

Cách làm:
Bước 1:
Bạn lấy hạt bí ngô có sẵn hoặc bạn tách hạt từ quả bí ngô bỏ phần ruột bám vào hạt. Cho hạt bí vào khay nướng. Nướng trong khoảng 15 phút cho đến khi hạt bí có màu vàng nâu.
rang-hat-bi-ngo-bang-lo-vi-song
Bước 2: Sau đó, giảm nhiệt độ xuống 200oF. Tạo một khoảng trống giữa chảo để chảo thoát khí, không bị hấp hơi và làm ướt hạt bí. Đảo hạt bí 1 lần trong quá trình này. Nướng hạt trong khoảng 1 giờ (tùy thuộc vào độ to nhỏ của hạt).
Để cho hạt bí có thêm mùi vị khác trước khi cho hạt bí lên khay nướng, bạn có thể tẩm ướp gia vị như ít muối, bột quế, hạt nhục đậu khấu… để món nhấm nháp này thêm hấp dẫn nhé!
Hạt bí ngô không chỉ đơn thuần là món ăn vặt mà thực sự là món quà quý cho sức khỏe. Vì vậy, bạn đừng quên giữ lại hạt bí ngô để rang mỗi khi bạn ăn bí ngô. Có điều bạn nên lưu ý là đừng để hạt bí ngô mốc kẻo lại lợi bất cập hại nhé.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Chọn mua lò vi sóng điện tử

Lò vi sóng điện tử hiện nay có nhiều chức năng có thể xoay và xả đông tự động, cài đặt nhiều chế độ nấu, nướng.
Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống điều khiển thông minh cho một số kiểu dáng vi ba tử phát tín hiệu phản hồi trực tiếp từ bề mặt thực phẩm còn giúp người nội trợ kiểm soát và điều khiển được nhiệt độ tối ưu trong lò.
chon-mua-lo-vi-song-dien-tu
Lò vi sóng điện tử hiện đang có mặt trên thị trường chia làm 3 loại dung tích: dung tích nhỏ từ 19 – 22 lít; dung tích trung bình từ 23 – 29 lít và dung tích lớn, từ 30 lít trở lên. Tuỳ theo nhu cầu của gia đình bạn có thể chọn dung tích hợp lý. Với lò vi sóng có chức năng nướng nhưng không có trục xoay như lò nướng chuyên dụng, nên với thực phẩm nguyên tảng lớn như gà, vịt…cần được chia ra từng khối nhỏ cho dễ chín.
Lò vi sóng điện tử mẫu mã càng sang trọng, càng có nhiều chức năng, lẽ thường là giá càng đắt. Đắt nhất hiện nay trên thị trường là các sản phẩm nhãn hiệu Panasonic được sản xuất tại Nhật, giá bán trung bình trên dưới 3,5 triệu đồng/chiếc. Loại này do các liên doanh sản xuất tại Việt Nam hay Trung Quốc có giá rẻ hơn rất nhiều, trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/chiếc.
Đặc biệt với lò vi sóng điện tử, bạn nên chọn mua sản phẩm có nhãn hiệu rõ ràng và được bảo hành ở một địa chỉ cụ thể vì mỗi kiểu dáng, mỗi nhãn hiệu đều có những linh kiện đặc thù riêng khó có thể hoán đổi. Trước khi sử dụng, cần đọc thật kỹ bảng hướng dẫn, nhất là với các loại điều khiển hoàn toàn bằng phím nhấn cảm ứng để tránh trường hợp nhầm lẫn.
Lò vi sóng điện tử cần được sử dụng đúng cách và làm vệ sinh sau khi sử dụng. Thức ăn đặt vào lò phải bảo đảm không bị tràn nước ra ngoài. Sau khi chế biến thức ăn, lò vi sóng thường bị ám mùi hay vấy bẩn vết dầu mỡ; nên tháo khoang thức ăn ra ngoài (các mẫu ra đời sau này đều có thiết kế khoang rời để dễ dàng trong việc vệ sinh), chùi rửa và lau thật khô trước khi cho vào lò.
http://sualovisonghn.com

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cách sửa lò vi sóng không nóng

Khi đang sử dụng, Lò vi sóng đột nhiên không còn làm nóng thức ăn được nữa mặc dù đèn bên trong vẫn còn sáng và dĩa để thực phẩm vẫn quay. Trường hợp này là do bị mất sóng vi sóng, có thể do bộ phận phát sóng bị hỏng. Tuy nhiên trước khi đưa đi sửa chữa, bạn vẫn có thể tự mình kiểm tra trước vì biết đâu nó chỉ hư hỏng nhẹ và bạn hoàn toàn có thể sửa được.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sửa lò vi sóng còn sáng đèn nhưng bị mất sóng vì đứt cầu chì bảo vệ, đây là một trong những trường hợp thường xảy ra đối với lò vi sóng.
  • Trước tiên bạn phải rút dây điện của lò ra khỏi ổ cắm điện, mở nắp lò để lấy dĩa đựng thực phẩm và vòng xoay ra ngoài. Vặn các con vít phía sau để tháo nắp lò.
lo-vi-song-khong-nong
  • Các con vít thường có đầu chữ thập, tuy nhiên có thể có vài con đầu hình hoa thị. Trong trường hợp này bạn phải dùng cây vặn vít đầu hoa thị. Đối với lò vi sóng này thì dùng cây vặn vít đầu hoa thị có ký hiệu là T15 và không phải loại bình thường mà phải là loại có lỗ phía trước. Loại vặn vít này có bán ở các cửa hàng điện tử hoặc điện gia dụng.
  • Sau khi mở nắp máy bạn sẽ thấy ngay một cầu chì nằm gần đường dây điện vào, đây là cầu chì bảo vệ điện vào. Nếu máy bị mất điện (không sáng đèn và không quay dĩa) thì bạn hãy kiểm tra cầu chì này. Do máy vẫn còn sáng đèn, chứng tỏ có điện vào nên không cần kiểm tra nó.
  • Bạn quan sát gần bộ biến tần sẽ nhìn thấy một hộp đen bằng nhựa (có thể khác nhau ở mỗi máy), đó chính là cầu chì cao áp. Hãy rút hộp cầu chì này ra khỏi bộ biến tần, vẫn giữ nguyên đầu nối với dây dẫn.
  • Mở hộp đựng cầu chì này ra, nó có 2 chốt gài 2 bên, lấy vít dẹp nạy ra là được.
  • Tháo cầu chì ra khỏi hộp.
  • Rút 2 đầu giữ ra và kiểm tra cầu chì. Nếu cầu chì bằng thủy tinh bạn có thể nhìn bằng mắt  để xem dây bên trong có còn không. Tuy nhiên tốt nhất là nên dùng đồng hồ đo điện hoặc bút  thử điện loại có Pin (Không cắm điện để thử nhé). Trong trường hợp này thì cầu chì đã bị đứt và bạn cần phải thay cầu chì khác.
  • Nếu có thể mua được cầu chì khác để thay thì quá tốt, còn nếu không thì bạn có thể lấy ruột dây điện bằng đồng để nối lại. Lưu ý là phải dùng dây điện mềm, có nhiều sợi bên trong ruột và chỉ lấy một sợi mà thôi.
  • Quấn dây đồng vào 2 đầu cầu chì rồi gắn 2 đầu giữ cầu chì vào, không cần phải hàn chì cũng được. Lắp cầu chì vào và đóng hộp đựng cầu chì lại.
  • Cắm hộp cầu chì vào bộ biến tần như cũ. Kiểm tra lại xem có vô ý làm sút dây nào không. Đậy nắp lò và vặn vít lại.
Kiểm tra lại lần cuối xem có còn thiếu sót gì không. Nếu mọi thì đều tốt thì đặt vòng xoay và dĩa đựng thực phẩm vào lò. Cho nước vào một ly thủy tinh rồi đặt vào bên trong lò, đóng nắp lò, cắm điện và đặt chế độ nấu như bình thường. Sau khi lò tắt hãy kiểm tra xem nước trong ly có nóng không, nếu nóng là bạn đã thành công.
Lưu ý:
  • Trong lúc sửa chữa tuyệt đối không được cắm điện vào lò.
  • Tốt nhất là nên thay thế bằng cầu chì có công suất tương đương. Trong trường hợp nối bằng dây điện thì phải chọn loại ruột dây mềm nhỏ và chỉ dùng 1 sợi, không được dùng nhiều sợi hoặc nối bằng dây điện lớn.
  • Nếu nước trong ly vẫn không nóng thì có thể ngoài bị đứt cầu chì ra nó còn hư bộ phận khác nữa. Tuy nhiên lúc này việc sửa chữa đã ngoài khả năng của bạn, tốt nhất là hãy đem lò vi sóng đến một nơi sửa chữa có uy tín.
Gọi cho chúng tôi để được tư vấn sửa lò vi sóng tốt nhất. Hotline: 0914.331.331